Chất thải rắn y tế là gì? Các công bố khoa học về Chất thải rắn y tế

Chất thải rắn y tế là loại chất thải phát sinh trong quá trình chăm sóc sức khỏe của con người hoặc động vật. Đây là các chất thải như đồ bỏ đi sau khi sử dụng ...

Chất thải rắn y tế là loại chất thải phát sinh trong quá trình chăm sóc sức khỏe của con người hoặc động vật. Đây là các chất thải như đồ bỏ đi sau khi sử dụng trong các cơ sở y tế như bệnh viện, phòng khám, nhà thuốc, phòng xét nghiệm và các cơ sở chăm sóc sức khỏe khác. Chất thải rắn y tế bao gồm các vật liệu như dụng cụ y tế, băng gạc, kim tiêm, vải bị nhiễm trùng, mỡ nhuộm, thuốc cũ, thuốc kháng sinh và các chất hóa học nguy hiểm khác. Để tiếp tục xử lý chất thải rắn y tế, cần tuân thủ các quy định về vận chuyển, xử lý và tiêu hủy an toàn để đảm bảo môi trường và sức khỏe con người không bị ảnh hưởng.
Chất thải rắn y tế được chia thành các loại để thuận tiện trong việc xử lý và tái chế. Dưới đây là các loại chất thải rắn y tế thông thường:

1. Chất thải sắc tố và hóa chất: Bao gồm các chất nhuộm, thuốc nhuộm và hóa chất trong quá trình xét nghiệm và điều trị y tế. Đây là những chất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và gây hại cho sức khỏe nếu không được xử lý đúng cách.

2. Chất thải thông thường: Bao gồm băng gạc, vải bị nhiễm trùng, băng dính, găng tay, khẩu trang, sách y khoa, đồ nhựa và các vật liệu rắn không tái chế được phát sinh trong quá trình điều trị y tế.

3. Chất thải cấp cứu: Bao gồm các vật liệu như vải bị nhiễm trùng, hóa chất, lưới cắt, như cầu nhựa và túi bỏ mạch, mất mạch chưa sử dụng hoặc bị nhiễm trùng.

4. Chất thải y tế kháng sinh: Bao gồm các loại thuốc tồn dư, hủy bỏ hoặc hết hạn sử dụng. Điều này bao gồm cả các loại thuốc bột, viên, nước, ampul và chai.

5. Chất thải cơ thể: Bao gồm các bộ phận cơ thể như mô, xương, da, gan, thận, tim và các mảnh nhỏ khác phát sinh từ quá trình phẫu thuật hoặc xét nghiệm y tế. Những chất thải này cần được xử lý một cách thích hợp để đảm bảo an toàn và ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm.

6. Chất thải có nguy cơ đặc biệt: Bao gồm kim tiêm, mũi nhập, vật liệu tiếp xúc với máu hoặc chất cơ thể khác, các chất thải có khả năng gây nhiễm trùng hoặc nhiễm độc mạnh, và các chất thải radioisotop y khoa.

Xử lý chất thải rắn y tế cần tuân thủ các quy định về thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy an toàn. Các phương pháp xử lý chất thải rắn y tế bao gồm đốt cháy, xử lý nhiệt, xử lý hóa học và tái chế.

Danh sách công bố khoa học về chủ đề "chất thải rắn y tế":

Kiến thức về quản lý chất thải rắn của nhân viên y tế tại ba Bệnh viện tại Hà Nội năm 2018
Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành năm 2018 tại 3 bệnh viện tại Hà Nội: bệnh viện Đa khoa Đức Giang, bệnh viện Đa khoa Thường Tín và bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đại diện cho bệnh viện hạng I, hạng II và bệnh viện tư nhân. Nghiên cứu nhằm mô tả và so sánh kiến thức về quản lý chất thải rắn y tế của cán bộ y tế theo thông tư liên tịch số 58/TTLT-BYT-BTNMT. Có 375 cán bộ y tế đã trả lời phiếu phỏng vấn tự điền về các kiến thức liên quan đến phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế. Trong đó bệnh viện Đa khoa Đức Giang đạt tỷ lệ cao nhất về kiến thức chung (91,5%) và sau đó là bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Bệnh viện Đa khoa Thường Tín có tỷ lệ nhân viên đạt yêu cầu về kiến thức là thấp nhất trong 03 bệnh viện. Tuy nhiên kiến thức về xử lý rác thải rắn y tế còn hạn chế. Cán bộ y tế được tập huấn và biết về thông tư 58 có kiến thức tốt hơn. Vì vậy, 03 bệnh viện cần cập nhật và hướng dẫn cán bộ y tế thực hành phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn y tế theo đúng thông tư 58 và các quy định khác của pháp luật
#nhân viên y tế #chất thải rắn #chất thải #bệnh viện.
THỰC TRẠNG PHÁT SINH, PHÂN LOẠI, THU GOM, LƯU GIỮ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÀ ĐÔNG NĂM 2022
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 532 Số 1 - Trang - 2023
Mục tiêu: Mô tả thực trạng công tác phát sinh, phân loại, thu gom, lưu giữ chất thải rắn y tế tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thông qua số liệu sẵn có từ sổ sách, tài liệu, hồ sơ quy định và cơ sở vật chất, trang thiết bị, quy trình quản lý chất thải rắn y tế tháng 04/2022 đến tháng 05/2023. Kết quả và kết luận: Cơ sở vật chất, các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác phân loại được cung cấp tương đối đầy đủ cho các khoa, phòng theo quy định. Các dụng cụ như túi, hộp/thùng đựng chất thải sắc nhọn, thu gom chất thải đã được trang bị đáp ứng theo quy định của Bộ Y tế. Tuy nhiên, do lượng chất thải phóng xạ quá ít nên bệnh viện chưa trang bị hết túi, hộp/thùng phân loại rác màu đen cho tất cả các khoa, phòng.
#Công tác phát sinh #phân loại #thu gom #lưu giữ #chất thải rắn y tế #Bệnh viện đa khoa Hà Đông.
THỰC TRẠNG XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 516 Số 1 - 2022
Xử lý chất thải y tế là vấn đề cần được quan tâm bởi các nguy cơ rủi ro từ chất thải y tế ảnh hưởng lớn đến môi trường cũng như sức khỏe con người. Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu mô tả thực trạng xử lý chất thải y tế tại Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên. Phương pháp: nghiên cứu mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang thực hiện với 06 khoa và 32 trạm y tế thuộc Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên. Kết quả: cho thấy có 50% các khoa và 25% các trạm y tế xử lý sơ bộ chất thải y tế tại nơi phát sinh; 100% các khoa thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại tại Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên; 81,3% trạm Y tế xử lý chất thải nguy hại bằng hình thức vận chuyển lên trung tâm Y tế, 40,6% bằng đốt thủ công, 37,5% bằng hình thức chôn, vùi và 25,0% bằng đổ vào hố chung với các loại rác khác. Các tác giả khuyến nghị các khoa, Trạm Y tế thuộc Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên cần thực hiện đúng cách xử lý chất thải y tế theo quy định.
#Chất thải y tế #xử lý chất thải #trung tâm Y tế #Thái Nguyên
THỰC HIỆN QUY ĐỊNH TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA KHOA CÔNG LẬP TẠI VIỆT NAM
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 520 Số 1B - 2023
Mục tiêu: Mô tả thực trạng trong việc thực hiện các quy định trong quản lý chất thải rắn y tế tại một số bệnh viện đa khoa công lập tại Việt Nam năm 2017. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, nghiên cứu định lượng trên 40 bệnh viện đa khoa công lập. Kết quả: 45% số bệnh viện thực hiện đầy đủ kiện toàn tổ chức trong quản lý chất thải rắn y tế; 22,5% bệnh viện thực hiện đầy đủ các quy định trong quản lý chất thải rắn y tế có 22,5%, trong đó có báo cáo đánh giá tác động môi trường 60%; có đề án bảo vệ môi trường 77,5%, có cam kết bảo vệ môi trường 50%, có sổ đăng ký chủ nguồn thải 97,5%, giấy phép xả thải 75%; có hợp đồng xử lý chất thải nguy hại 95%, hợp đồng xử lý chất thải thông thường 100%, hợp đồng mua bán chất thải tái chế 90%, chứng từ chất thải nguy hại 92,5%, quan trắc môi trường định kỳ 87,5%, sổ theo dõi phát sinh chất thải y tế 85%. Kết luận: Các bệnh viện chưa thực hiện đầy đủ các quy định trong quản lý chất thải rắn y tế theo quy định pháp luật, đặc biệt các bệnh viện tuyến huyện.
#quản lý #chất thải y tế
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH CAO BẰNG NĂM 2021
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 512 Số 2 - 2022
Mục tiêu: đánh giá  thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Dụng cụ, phương tiện phân loại, thu gom tại 23 khoa lâm sàng và 5 khoa cận lâm sàng, phương tiện vận chuyển, khu vực lưu giữ, khu vực xử lý CTRYT. Nhân viên y tế/ người lao động trực tiếp tham gia vào hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý CTRYT; nghiên cứu: 23 khoa lâm sàng, 5 khoa cận lâm sàng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng; thiết kế nghiên cứu cắt ngang kết hợp phương pháp định lượng và định tính. Kết quả: dụng cụ phục vụ phân loại, thu gom CTRYT tương đối đầy đủ và đạt chuẩn, từ túi đựng đến thùng đựng từng loại chất thải khác nhau với quy định về an toàn (92,9% - 100%), dụng cụ thu gom được bệnh việu trang bị đầy đủ đáp ứng gần như 100% theo nhu cầu của khoa, trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ lưu giữ và xử lý CTRYT của bệnh viện được trang bị khá đầy đủ; tỷ lệ NVYT thực hiện phân loại đúng với các loại chất thải lây nhiễm, chất thải sắc nhọn, chất thải lây nhiễm sắc nhọn phân loại đúng (86,6% -100%); các loại chất thải thông thường tái chế và không tái chế được, tỷ lệ phân loại đúng vào loại túi đựng có màu phù hợp (50,0% - 79,1%) tùy vị trí vệc làm. Kết luận: 92,9% - 100% các khoa được trang bị đủ trang thiết bị, dụng cụ phục vụ phân loại, thu gom, vận chuyển CTRYT, 4/28 khoa có đủ thùng thu gom chất thải có các màu sắc theo quy định; khu vực lưu giữ và xử lý được trang bị đầy đủ trang thiết bị; tỷ lệ thực hành phân loại chất thải của nhân viên y tế bệnh viện: 57,4%; các khâu thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý đạt yêu cầu.
#chất thải rắn y tế #nhân viên y tế #bệnh viện
Nghiên cứu một số tính chất của tro xỉ đốt chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam và tiềm năng sử dụng làm vật liệu xây dựng
TẠP CHÍ VẬT LIỆU & XÂY DỰNG - Tập 12 Số 02 - 2022
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích khảo sát, nghiên cứu các tính chất cơ-lý-hóa và đặc điểm vi cấu trúc của tro xỉ lò đốt chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam. Hơn nữa, phân tích các thành phần nguy hại chứa trong loại tro xỉ này cũng được thực hiện dựa trên chỉ dẫn của các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường. Các kết quả nghiên cứu được so sánh với các quy định về kỹ thuật và môi trường để đánh giá mức chất lượng cũng như tiềm năng sử dụng tro xỉ lò đốt chất thải rắn sinh hoạt để làm nguyên liệu sản xuất các loại vật liệu xây dựng. Kết quả nghiên cứu cũng góp phần sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và bảo bệ môi trường theo định hướng phát triển bền vững.
#Tro xỉ đốt chất thải rắn sinh hoạt #Tro bay đốt chất thải rắn sinh hoạt #Tro đáy đốt chất thải rắn sinh hoạt #Vật liệu xây dựng
THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ BỆNH VIỆN MẮT TRUNG ƯƠNG, NĂM 2021
Tạp chí Y học Cộng đồng - Tập 63 Số 4 - 2022
Đặt vấn đề: Chất thải y tế (CTYT) là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở ytế bao gồm CTYT nguy hại, CTYT thông thường và nước thải y tế. Thực hiện tốt công tác quản lýCTYT góp phần bảo vệ sức khỏe cho nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh, sức khỏecộng đồng và bảo vệ môi trường sống [3].Mục tiêu: Mô tả kiến thức, thực hành quản lý chất thải y tế của nhân viên y tế (NVYT) Bệnh việnMắt Trung ương và phân tích một số yếu tố liên quan.Phương pháp: Điều tra cắt ngang, nghiên cứu định lượng.Kết quả: Nghiên cứu thu thập thông tin từ 323 nhân viên y tế (NVYT), Bệnh viện Mắt Trung ương(BVMTW) thông qua phát vấn bằng phiếu và quan sát có sử dụng bảng kiểm. Kết quả nghiên cứucho thấy kiến thức và thực hành quản lý CTYT trong kiểm soát NKBV của NVYT khá tốt.Kết luận: Tỷ lệ NVYT có kiến thức về quản lý CTYT đạt 70,3%. Tỷ lệ NVYT thực hành xử lý chấtthải y tế theo quy định đạt trên 70%. Có 4 yếu tố liên quan đến kiến thức quản lý CTYT gồm: tuổi,vị trí công tác, thời gian công tác và trình độ chuyên môn. 3 yếu tố liên quan đến thực hành quảnlý CTYT gồm: Giới tính, vị trí công tác và thời điểm tập huấn về kiểm soát nhiễm khuẩn (p<0,05).
#Quản lý chất thải y tế #yếu tố liên quan #nhân viên y tế.
Tiềm năng sản xuất năng lượng từ chất thải rắn đô thị và mô hình thống kê: trường hợp của thị trấn Yirgalem, Ethiopia Dịch bởi AI
Biomass Conversion and Biorefinery - - Trang 1-14 - 2023
Một trong những vấn đề quan trọng mà các nước đang phát triển phải đối mặt là việc xử lý không đúng cách chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của con người. Việc tìm kiếm các nguồn tài nguyên chất thải rắn làm nguồn năng lượng bền vững và giá cả phải chăng là rất quan trọng vì các nguồn năng lượng hiện có là hữu hạn và tốn kém. Nghiên cứu này nhằm đánh giá tiềm năng sản xuất năng lượng và xây dựng các mô hình năng lượng cụ thể theo địa điểm. Việc lấy mẫu được thực hiện trong các mùa khác nhau tại nhiều nguồn phát sinh chất thải khác nhau, bao gồm dân cư, thương mại, cơ quan, y tế và quét dọn đường phố. Hướng dẫn của Tiêu chuẩn Mỹ về Thử nghiệm và Vật liệu được sử dụng để lấy mẫu đại diện cho nghiên cứu các đặc tính vật lý và hóa học. Hàm lượng chất dễ bay hơi của chất thải rắn tổng hợp là 70,41%, tiếp theo là 16,24% carbon cố định và 13,35% tro theo cơ sở khô. Tương tự, một cuộc điều tra về phần hữu cơ hỗn hợp của chất thải rắn cho thấy nó chứa 32,46% carbon, 4,52% hydro, 46,03% oxy, 1,04% nitrogen và 0,17% lưu huỳnh. Các giá trị dự đoán của mô hình về giá trị nhiệt cao và thấp trong chất thải rắn tổng hợp lần lượt là 4731,96 kcal/kg và 4148 kcal/kg. Dựa trên lượng chất thải rắn khô là 4530,42 tấn mỗi năm, chất thải rắn đô thị (MSW) có tiềm năng năng lượng khoảng 21.798,98 MWh, tương đương 2,49 MW điện. Hàm lượng chất dễ bay hơi và carbon cố định theo cơ sở khô là cơ sở để phát triển một mô hình mới dự đoán hàm lượng năng lượng của chất thải rắn đô thị. Do đó, nghiên cứu này cũng sẽ đóng góp vào vệ sinh môi trường và dự báo lượng năng lượng trong dòng chất thải rắn đô thị.
Tiêu chuẩn chất lượng nước nhằm bảo vệ sức khỏe con người và hệ sinh thái thủy sinh tại Hàn Quốc: tình trạng hiện tại và triển vọng tương lai Dịch bởi AI
Springer Science and Business Media LLC - Tập 25 - Trang 3108-3119 - 2017
Kể từ khi Bộ Môi trường Hàn Quốc thiết lập Kế hoạch tổng thể cho Môi trường nước (2006–2015), nhu cầu sửa đổi các tiêu chuẩn chất lượng nước (WQSs) đã thúc đẩy các dự án của chính phủ nhằm mở rộng các tiêu chuẩn bảo vệ sức khỏe con người và hệ sinh thái thủy sinh. Nghiên cứu này nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quan lịch sử về cách các WQSs này được thiết lập, điều chỉnh và mở rộng trong 10 năm qua tại Hàn Quốc. Tại đây, các dự án chính liên quan đến giám sát quốc gia ở các con sông và sửa đổi WQSs đã được xem xét kỹ lưỡng, bao gồm các dự án về phân loại hóa chất nguy hại có thể được thải vào nước mặt, phương pháp xếp hạng và chấm điểm hóa chất cho nước mặt (CRAFT, Chemical RAnking of surFace water polluTants), hệ thống quản lý độc tính tổng thể (WET), các lần sửa đổi thứ 4, 5 và 6 của tiêu chuẩn chất lượng nước nhằm bảo vệ sức khỏe con người, và những nỗ lực hướng tới việc phát triển lần sửa đổi thứ 7. Trong bài tổng quan này, chúng tôi đã tổng hợp các trạng thái trong quá khứ và hiện tại cũng như triển vọng tương lai của các WQSs cho nước mặt ở Hàn Quốc. Nghiên cứu này cung cấp thông tin giúp chúng ta hiểu cách mà các WQSs cho nước mặt đã được mở rộng và các phương pháp khoa học đảm bảo chất lượng nước đã được áp dụng ở mỗi bước của quá trình tại Hàn Quốc.
#Tiêu chuẩn chất lượng nước #bảo vệ sức khỏe con người #hệ sinh thái thủy sinh #Hàn Quốc #giám sát quốc gia
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG KHÁM CHỮA BỆNH BẰNG BẢO HIỂM Y TẾ TẠI CÁC BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN - TIẾP CẬN TỪ PHÍA NGƯỜI BỆNH
Tạp chí Y học Cộng đồng - Tập 63 Số 2 - 2022
Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng khám chữa bệnh bằng Bảo hiểm y tế tại các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên dưới góc nhìn từ phía người bệnh, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bằng Bảo hiểm y tế tại các bệnh viện này trong giai đoạn 2022 -2026, góp phần nâng cao sự hài lòng của người bệnh nhằm giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên.
#Chất lượng dịch vụ #bảo hiểm y tế #khám chữa bệnh bằngbảo hiểm y tế #bệnh viện #người bệnh.
Tổng số: 53   
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6